Hoàn thiện pháp luật về quản lý tài nguyên nước

  • Thứ hai, 07 19 2021
  • Written by  https://dangcongsan.vn/

(ĐCSVN) – Tài nguyên nước của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ liên quan đến nguồn nước và chất lượng nguồn nước, được cả xã hội quan tâm. Bởi vậy, để khắc phục tình trạng này cần có giải pháp cấp bách, trong đó việc hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

123290209-1064447430683678-7824038282350119550-nTS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: BL)

Ngày 29/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cùng Ủy Ban Khoa học công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã phối hợp tổ chức Hội thảo thường niên năm 2020 với chủ đề “An ninh nước vì sự phát triển bền vững của Việt Nam”.

Nhiều thách thức về an ninh nguồn nước

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA cho biết: Nước là nguồn sống của mọi con người, là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nước và nước sạch liên quan trực tiếp đến mọi người, mọi vùng, kể cả ở nông thôn và đô thị. Bảo đảm nguồn nước và nước sạch đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu, đồng thời cũng là vấn đề cấp thiết của nước ta.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, từ nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ tài nguyên nước và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này. Các chiến lược, chương trình, đề án, dự án liên quan đến bảo đảm nguồn nước, an ninh nguồn nước và sử dụng hiệu quả nguồn nước đã được thực thi nghiêm túc và tương đối bài bản và hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ, giữ gìn, phát triển tài nguyên nước của Việt Nam chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ liên quan đến nguồn nước và chất lượng nguồn nước được cả xã hội quan tâm đó là tuy nguồn tài nguyên nước rất dồi dào song phân bố không đều theo thời gian và không gian, có tình trạng thiếu nước ngọt cục bộ, suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng; khô hạn, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn.

Những thảm họa như: hạn hán và xâm nhập mặn; lũ ống, lũ quét, lụt lội, sạt lở đất; nước biển dâng đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển kinh tế, đến sức khỏe con người, đời sống sinh hoạt của cộng đồng…

Theo TS. Phạm Văn Tân, ngay trong năm 2020, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai, nhất là nắng nóng, hạn hán, dông lốc, sạt lở, lũ lụt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống.

Vừa qua, lũ lụt rất lớn ở miền Trung đã gây nhiều tổn thất về người và tài sản. Mặt khác, tài nguyên nước Việt Nam tuy phong phú, song phụ thuộc nặng nề vào nguồn cấp ngoài biên giới. Nguồn nước Việt nam trong tình trạng: nhiều khu vực bị ô nhiễm nặng nề, lưu lượng không đều trong năm lúc quá ít, khi quá nhiều…

Bởi vậy, việc đánh giá thực trạng các chính sách, pháp luật về bảo đảm nguồn nước và việc cung cấp nước, nhất là nguồn nước sạch phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời, nêu rõ những thách thức, rào cản, bất cập và những kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Đồng quan điểm trên, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Phan Xuân Dũng cho biết, nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, là bắt nguồn của sự sống. Nước cung cấp cho mọi hoạt động sống của con người nhưng trên thế giới có tới 1/3 quốc gia thiếu nước, tới năm 2025, có thể có đến 2/3 số quốc gia trên thế giới sẽ thiếu nước, trong đó có khoảng 35% số người dân có thể thiếu nước sinh hoạt.

img-0743Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: BL)

Hoàn thiện văn bản pháp luật, chính sách quản lý tài nguyên nước

Chỉ ra về thách thức đối với an ninh nguồn nước hiện nay, bà Lê Thị Việt Hoa, Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Nguồn nước Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài, nguồn nước phân bố không cân đối giữa các vùng, các lưu vực sông; tài nguyên nước phân bổ không đều theo thời gian trong năm và không đều giữa các năm; nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt là trong mùa khô; sụt lún đất do khai thác nguồn nước ngầm quá mức…

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng; rừng đầu nguồn bị suy giảm, diện tích rừng không được cải thiện, chất lượng rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy; biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ tác động sâu sắc tới tài nguyên nước; cơ chế, công cụ kiểm soát, chế tài về an ninh nguồn nước chưa hiệu quả…

Bởi vậy, việc đánh giá thực trạng các chính sách, pháp luật về bảo đảm nguồn nước và việc cung cấp nước, nhất là nguồn nước sạch phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời, nêu rõ những thách thức, rào cản, bất cập và những kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước là vô cùng quan trọng.

Bà Hoa cũng đề xuất, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách quản lý tài nguyên nước; hoạt động cung cấp và tiêu thụ nước sạch, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng nước sạch nước, trong đó cần có các quy định khuyến khích các thành phần kinh cấp cho mục đích sinh hoạt trong thời gian tới, tiến hành rà soát, sửa đổi Luật Tài nguyên nước và các dịch vụ về nước theo hướng xã hội hóa.

Đồng thời,cần quy định đầy đủ, rõ ràng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, các bộ, ngành có quản lý sử dụng tài nguyên nước và chính quyền địa phương các cấp. Phân định rõ giữa quản lý nguồn nước và quản lý hoạt động khai thác, sử dụng trong các lưu vực sông, tránh chồng chéo.

Cùng quan điểm về vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội tưới tiêu Việt Nam Đào Trọng Tứ kiến nghị, cần tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước qua phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông. Tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, hiện đại hóa tạo ra các hạ tầng nước thông minh ứng phó biến đổi khí hậu…

Để khắc phục tình trạng này, tại Hội thảo, các chuyên gia đã đóng góp nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách quản lý tài nguyên nước; các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng nước sạch cấp cho mục đích sinh hoạt; tiến hành rà soát, sửa đổi Luật Tài nguyên nước, trong đó cần có các quy định khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển tài nguyên nước theo hướng xã hội hóa. Ngoài ra, cần quy định đầy đủ quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước; phân định rõ giữa quản lý nguồn nước và quản lý hoạt động khai thác, sử dụng trong các lưu vực sông tránh chồng chéo; tập trung xây dựng và phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long và các lưu vực sông lớn./.

Bích Liên

Nguồn: https://dangcongsan.vn/

Read 1378 times
Rate this item
(1 Vote)
  • Tin xem nhiều nhất
  • Tin mới nhất
  • Gặp mặt nguyên các lãnh đạo Liên đoàn nhân dịp đón xuân Tân Sửu 2021
    Nhân dịp đón xuân mới, Xuân Tân Sửu– 2021, sáng ngày 28/01/2021, tại trụ sở Liên đoàn số 10, ngõ…
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
    Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021…
    Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021
  • Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý…
    Thứ bảy, 21 Tháng 1 2023
  • Happy New Year 2025 from NVWATER
    On the occasion of the New Year 2025, on behalf of the Northern Division for Water Resources Planning and Investigation…
    Thứ ba, 31 Tháng 12 2024
  • LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025
    Nhân dịp xuân mới 2025, thay mặt Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Tôi…
    Thứ ba, 31 Tháng 12 2024
  • Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển…
    Chủ nhật, 22 Tháng 12 2024

CMNM 2025

18200314
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
14922
169990
406431
18200314

Địa chỉ IP: 3.144.6.85
Giờ máy chủ: 2025-01-08 08:55:50

Who's Online

Đang có 688 khách và không thành viên đang online

nwater full2 backgroundTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung: Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Bắc - Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 42 - Phố Trần Cung - Phường Nghĩa Tân- Quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội
Điện thoại: 024.38.362.947 - Fax: 024.37.560.035
Email: vpldtnnmb@gmail.com