Ứng phó với biến đổi khí hậu: Việt Nam đề xuất áp dụng công nghệ số

  • Thứ năm, 08 26 2021
  • Written by  https://baotainguyenmoitruong.vn/

(TN&MT) - Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các thỏa thuận quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu từ rất sớm. Đồng thời, mong muốn đưa vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu trở lại ưu tiên trong chương trình nghị sự toàn cầu gắn liền với an sinh xã hội và phát triển bền vững.

Cùng nhau hành động thực chất hơn

Đề xuất Dự thảo Nghị quyết về “Tăng cường hợp tác và đẩy mạnh kỹ thuật số bao trùm để giảm thiểu tác động củabiến đổi khí hậu”, nước chủ nhà Brunei nhấn mạnh, ASEAN là một trong khu vực tăng trưởng có sự tăng trưởng kinh tế năng động, song cũng chịu tác động của biến đổi khí hậu, do vậy phải hợp tác sâu rộng hơn nữa, xây dựng hệ thống biện pháp tăng cường ứng phó một cách tự cường hơn.

Nghị quyết một lần nữa nhấn mạnh, phải tăng cường chính sách, lộ trình để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Các nước thành viên cần hợp tác, áp dụng công nghệ kỹ thuật số, tạo ra cơ chế phù hợp cũng như có công cụ hữu hiệu về chính sách để đối phó các thách thức.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội cho rằng ứng phó với biến đổi khí hậu là mục tiêu quan trọng hiện nay. Do vậy,Việt Namđề nghị cộng đồng AIPA cần cùng nhau hành động thực chất hơn nữa. Bởi hiện nay, đại dịch Covid-19 đang làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến suy thoái kinh tế toàn cầu, làm triệt tiêu các nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó các doanh nghiệp, người lao động và các nhóm người dễ bị tổn thương sẽ bị tác động mạnh mẽ. Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều Luật, Nghị quyết, quy định lồng ghép các chính sách, cơ chế, thông qua ngân sách, thực hiện các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vựcmôi trường, biến đổi khí hậu.

Nhận thức biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào hành động chung, luôn coi trọng việc tham gia ký kết, thực hiện nghiêm túc các điều ước và thỏa thuận quốc tế cũng như tích cực thực hiện các Nghị quyết AIPA.

Việt Nam và các nước ASEAN thường xuyên trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của UNFCCC, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cũng như các báo cáo kỹ thuật định kỳ theo nghĩa vụ của các nước tham gia UNFCCC thông qua các cuộc họp Nhóm công tác ASEAN về biến đổi khí hậu hàng năm.

 -uy-ban-xa-hoiÔng Nguyễn Tuấn Anh - Phó chủ nhiệm Ủy banKhoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (thứ hai từ phải sang) và các đại biểu Việt Nam dự cuộc họp của Ủy ban Xã hội AIPA.

Kiến nghị giải pháp, đoàn Việt Nam cho rằng, các quốc gia cần phải đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số, chuyển đổi số mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua đó, tạo ra tác dụng kép cho nền kinh tế, vừa cắt giảm khí thải, vừa trợ giúp các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.

Các Nghị viện thành viên AIPA cần tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giám sát, thúc đẩy việc thực thi chính sách pháp luật và có tiếng nói chung, thúc đẩy Chính phủ các nước thành viên tăng cường hợp tác bên trong, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm hợp tác với các quốc gia phát triển bên ngoài để thúc đẩy, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số bao trùm trong các lĩnh vực sản xuất nhằm kiểm soát, giảm thiểu phát thải khí nhà kính...

Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm để triển khai thực hiện có hiệu quả việc đẩy mạnh ứng dụng, chuyển đổi số nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tăng cường giám sát các mục tiêu phát triển bền vững

Đề xuất Dự thảo Nghị quyết: “Bản địa hóa các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) để thực hiện hiệu quả ở cấp quốc gia”, Malaysia nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ tới cuộc sống và sinh kế của người dân, đòi hỏi cần có sự tham gia của các bên liên quan trong khu vực nhằm đảm bảo cuộc sống người dân và tăng cường hơn sức chống chọi của cộng đồng giai đoạn hậu Covid-19.

Malaysia cho rằng, khi bản địa hóa  các mục tiêu phát triển bền vững ở cấp độ từng quốc gia, cấp độ địa phương ứng phó tốt hơn với đại dịch, có biện pháp lâu dài bởi phát triển bền vững không chỉ mục tiêu kinh tế mà các chỉ tiêu khác cũng quan trọng không kém như y tế, giáo dục, tiếp cận dịch vụ công...

Việc bản địa hóa sẽ giúp ứng phó hiệu quả hơn từ cấp cơ sở, tiến tới phát triển bền vững cộng đồng, triển khai biện pháp và hưởng lợi tốt nhất từ các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, việc số hóa như dữ liệu thông minh, dữ liệu lớn, kỹ năng kỹ thuật số đảm bảo sự tham gia đầy đủ của người dân có thể tạo ra tác động đẩy nhanh thực thi các mục tiêu.

hop-ub-xa-hoi-2

 Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu Việt Nam

Thảo luận về Nghị quyết: “Bản địa hóa các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) để thực hiện hiệu quả ở cấp quốc gia” do Malaysia đóng góp, ông Phạm Phú Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại cho biết: Việt Nam đánh giá cao chủ đề Nghị quyết này, đồng thời cho biết thêm, theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc năm 2020, Việt Nam được đánh giá đứng thứ 51 trên tổng số 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, đạt 72,85 điểm, cao hơn mức trung bình của nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Về đối ngoại, Quốc hội Việt Nam đã chủ trì, phối hợp chuẩn bị cùng Liên minh Nghị viện thế giới thông qua Tuyên bố Hà Nội từ năm 2015 về “Nghị viện với các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” tại Đại hội đồng IPU 132, tạo bước chuyển lớn trong nhận thức của IPU, thúc đẩy IPU cùng Liên Hợp Quốc xây dựng “Bộ Công cụ tự đánh giá: Nghị viện và các mục tiêu phát triển bền vững” nhằm nâng cao vai trò và sự tham gia của các nghị viện thành viên của IPU vào quá trình triển khai thực hiện các SDGs.

Tại phiên họp, ông Phạm Phú Bình cho biết, Việt Nam đề xuất đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng số hóa Bộ Công cụ tự đánh giá của IPU, đồng thời, hoàn thiện hơn Bộ Công cụ này phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia và phát triển sâu hơn Bộ Công cụ cả ở mức địa phương, giúp các nghị viện và các đại biểu Quốc hội có thể sử dụng hiệu quả và thúc đẩy vai trò của mình trong việc giám sát quá trình thực hiện các SDGs ở cả quy mô quốc gia và ở cấp địa phương, nhất là ở nơi ứng cử.

"Với chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, thảo luận, thông qua các đạo luật, các chiến lược quốc gia, quyết định ngân sách cho chương trình mục tiêu liên quan đến phát triển bền vững; thẩm tra và phê chuẩn các công ước, điều ước quốc tế về quyền con người.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU- Khương Trung

Read 761 times
Rate this item
(2 votes)
  • Tin xem nhiều nhất
  • Tin mới nhất
  • Gặp mặt nguyên các lãnh đạo Liên đoàn nhân dịp đón xuân Tân Sửu 2021
    Nhân dịp đón xuân mới, Xuân Tân Sửu– 2021, sáng ngày 28/01/2021, tại trụ sở Liên đoàn số 10, ngõ…
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
    Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021…
    Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021
  • Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý…
    Thứ bảy, 21 Tháng 1 2023
  • Happy New Year 2025 from NVWATER
    On the occasion of the New Year 2025, on behalf of the Northern Division for Water Resources Planning and Investigation…
    Thứ ba, 31 Tháng 12 2024
  • LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025
    Nhân dịp xuân mới 2025, thay mặt Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Tôi…
    Thứ ba, 31 Tháng 12 2024
  • Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển…
    Chủ nhật, 22 Tháng 12 2024

CMNM 2025

18199129
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
13737
168805
405246
18199129

Địa chỉ IP: 18.224.54.118
Giờ máy chủ: 2025-01-08 08:26:29

Who's Online

Đang có 378 khách và không thành viên đang online

nwater full2 backgroundTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung: Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Bắc - Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 42 - Phố Trần Cung - Phường Nghĩa Tân- Quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội
Điện thoại: 024.38.362.947 - Fax: 024.37.560.035
Email: vpldtnnmb@gmail.com